Văn miếu Quốc Tử Giám- di tích lịch sử Việt Nam

2015-05-09 03:34:18 Local Host 3921 lượt xem
  Văn Miếu Quốc Tử Giám ngoài được biết đến là một di tích lịch sử, văn hóa bậc nhất, đây còn là nơi các sĩ tử cầu mong đăng khoa, những người muốn cầu mong con đường thăng tiến thuận lợi tìm đến mỗi dịp xuân về
   Văn Miếu được xây dựng tháng 8 năm Canh Tuất, tức tháng 10 năm 1070 (đời vua Lý Thánh Tông) là nơi thờ các thánh hiền đạo nho (Khổng Tử, Mạnh Tử...). Sáu năm sau (1076), Lý Nhân Tông lập thêm Quốc Tử Giám ở kề phía sau, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ. Văn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch Bát Tràng. Bên trong có những lớp tường ngăn thành năm khu.
Năm 1076, vua Lý Nhân Tông thành lập Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu. Nhà quốc học chính thức đầu tiên của lịch sử giáo dục Việt Nam ra đời từ đó. Nhà vua đã: “Chọn quan viên văn chức người nào biết chữ cho vào Quốc Tử Giám”.
Việc lập Văn Miếu là một bước tiến của đạo Khổng. Quốc Tử Giám đánh dấu một bước phát triển của nền giáo dục nước ta. Tuy rằng giáo dục mới dừng lại ở tầng lớp trên trước hết, nhưng một số học sinh ưu tú trong dân gian cũng được tuyển vào học ở đó.


  Ngày nay, thành phố Hà Nội đã lập tại đây "Trung tâm hoạt động văn hóa - khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám" để phát huy tác dụng của di tích. Đặc biệt trong năm 1999, thành phố đã khởi công xây dựng lại nhà Thái Học, một trong những công trình lớn chào mừng 990 Thăng Long - Hà Nội.
Ngoài ra không thể không kể đến Bia Tiến Sĩ tại Văn Miếu. Bia tiến, sĩ Văn Miếu gồm 82 tấm bia đá khắc các bài văn bia đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình thời nhà Hậu Lê và nhà Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Bia được đặt trên lưng rùa đá để biểu thị sự trường tồn của tinh hoa dân tộc, phản ánh được giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước trong suốt 300 năm.
   Phải nói rằng ấn tượng lớn nhất về Văn Miếu - Quốc Tử Giám chính là loại vật liệu xây dựng rất “Việt Nam”, đó là gỗ lim, gạch đất nung, ngói mũi hài mang đậm nét nghệ thuật của các triều Lê, Nguyễn. Kiểu kiến trúc ấy được ẩn dưới những tán cây cổ thụ hàng trăm năm đã làm cho Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở thành điểm đến hấp dẫn với khách du lịch trong nước và quốc tế.
Ấn tượng với vẻ đẹp lịch sử của Văn miếu Quốc Tử Giám, Tranh gạo Việt đã chuyển thể khung cảnh Văn miếu thành tranh gạo Văn miếu Quốc Tử Giám, bức tranh mang đậm nét đẹp văn hóa của đất nước con người Việt Nam

van-mieu-quoc-tu-giam

Video Nổi Bật

Thảo luận

Tin liên quan

  • Không có tin liên quan nào

Có thể bạn quan tâm

Cảm nhận của du khách nước ngoài khi đến việt nam như thế nào Cảm nhận của du khách nước ngoài khi đến việt nam như thế nào

Từ lâu, Việt Nam đã trở thành một điểm đến thu hút khách du lịch trong nước cũng như du khách quốc tế bởi nhiều ...

Mua quà lưu niệm cho người nước ngoài ở đâu Hà Nội Mua quà lưu niệm cho người nước ngoài ở đâu Hà Nội

Thường thì khi đến với bất cứ một quốc gia nào đó thì du khách luôn muốn mang về cho mình một món quà lưu niệm ở ...

Tranh gạo chân dung món quà độc đáo ý nghĩa Tranh gạo chân dung món quà độc đáo ý nghĩa

Tranh gạo chân dung chắc chắn là món quà độc đáo và ý nghĩa nhất chứa đựng rất nhiều tâm tư, tình cảm mà người ...

Đồ lưu niệm thủ công mỹ nghệ từ tre đang được ưa chuộng hiện nay Đồ lưu niệm thủ công mỹ nghệ từ tre đang được ưa chuộng hiện nay

Đồ tre lưu niệm vốn được làm từ nguyên liệu sẵn có của quê hương việt nam, qua bàn tay khéo léo để cho ra một ...


Khách hàng nói về Tranh Gạo Việt

Chị Khổng Hằng- Sam Sung - Phạm Văn Bạch
Sam Sung - Phạm Văn Bạch Tranh tặng bác Lee Cheol Ku rất đẹp, Cảm ơn em. Chị sẽ giới thiệu bạn chị cho em nhé Sam Sung - Phạm Văn Bạch

Sam Sung - Phạm Văn Bạch

Sam Sung - Phạm Văn Bạch

Chị Phùng Kim Trang- Hanoi IEC
Hanoi IEC Tranh ở ngoài đẹp hơn lúc chụp ảnh nhiều, Cảm ơn Tranh Gạo Việt. Hanoi IEC

Hanoi IEC

Hanoi IEC

Chị Thùy Giang- 101 Láng Hạ
101 Láng Hạ Món quà tặng bác khách hàng người Hàn Quốc rất ý nghĩa, làm chân dung rất giống. Cảm ơn Tranh Gạo Việt 101 Láng Hạ

101 Láng Hạ

101 Láng Hạ