Có vẻ như khái niệm
tranh gạo vẫn còn đang rất mới trong giới nghệ thuật, ngay cả nhiều nghệ nhân cũng không biết đến sự tồn tại của các dòn tranh này xuất hiện tại Việt nam từ bao giờ và bắt nguồn từ đâu, chỉ biết là 3-4 năm trở lại đây, phong trào làm tranh gạo đã trử nên sôi nổi tại TP Hồ Chí Minh, đến Đồng Mai và nay tranh gạo đã trở thành một trong những món quà độc đáo và thú vị trong tư trang của khách du lịch đến thăm Việt nam kể cả trong nước và quốc tế.
Để làm ra một bức tranh gạo đẹp có giá trị và có chất lượng tốt, những nghệ nhân làm tranh phải rất tỉ mỉ trong quá trình làm, từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu chế biến nguyên liệu, lắp ráp tranh,...Đặc biệt trong các quá trình thì quá trình chọn gạo được cho là quan trọng nhất.
Nguyên liệu
làm tranh gạo phải là những gạt gạo đều và chắc chắn, được trồng và thu hoạch trên những cánh đồng của quê hương Việt Nam. Các hạt gạo được chọn sau đó sẽ được tạo màu bằng cách đặc biệt mà không dùng hóa chất nhuộm mà bằng các kỹ thuật sấy và rang của các nghệ nhân để tạo ra các màu cho hạt gạo. Hiện tại, các nghệ nhân có thể tạo ra từ 15-20 màu cho mỗi loại gạo
Sau đây là 7 bước làm tranh gạo
Bước 1 : Chọn nguyên liệu gạo làm tranh, mỗi bức tranh là sự tổng hợp của nhiều loại gạo khác nhau như gạo huyết rồng, gạo nếp, gạo tám, gạo tẻ. Tùy theo từng chủ đề tranh định làm thì các nghệ nhân sẽ chọn ra những loại gạo phù hợp nhất.
Bước 2 : Công đoạn tạo màu cho hạt gạo. Với đặc tính không sử dụng hóa chất hoặc phẩm màu, màu của các hạt gạo được tao ra bằng các kỹ thuật rang và sấy. Hiện nay nhờ sự hỗ trợ của các loại máy móc hiện đại, màu của hạt gạo được tạo ra luôn có độ chính xác về màu sắc, trông rất bắt mắt và hấp dẫn. Không những thế, khác với các kỹ thuật rang thông thường hạt gạo sẽ không bị vỡ, gây ảnh hưởng đến chất lượng của hạt gạo và bức tranh
Bước 3 : Nghệ nhân vẽ phác thảo hình ảnh trên khung.
Bước 4 : Sắp xếp hạt gạo lên bức tranh đã phác thảo, công đoạn này phải làm hoàn toàn bằng thủ công. Người làm tranh phải ngồi sắp xếp tỉ mỉ từng hạt gạo lên khung đã phác thảo. Đây là công đoạn vừa phức tạp, vừa đòi hỏi sự kiên nhẫn nhiều nhất. Ngoài việc phải lựa chọn các loại gạo có kích thước và màu sắc thíc hợp thì nghệ nhân còn phải khéo léo để tại ra sự hòa hợp giữa các phần gạo trong tranh.
Bước 5 : Phun keo lên bức tranh để tạo ra sự cố định của các hạt gạo
trong bức tranh
Bước 6 : Phơi những bức tranh vừa hoàn tất ra nắng. Thông thường phải mất đến 2-3 ngày để gạo khô và đính thật chặt và khung gỗ
Bước 7 : Xử lý hóa chất để tránh mối mọt, ẩm ướt và để tranh luôn giữ được màu sắc bền, đẹp sau đó đóng khung tranh bằng mặt kính và có kẹp mép xốp để chống va đập
Các chủ đề tranh gạo hiện có là tranh phong cảnh, tranh chân dung,
tranh nghệ thuật,
tranh phong thủy, tranh về động vật,...Với mỗi thể loại tranh thì có nhiều dòng tranh đa dạng và phong phú để cho khách hàng lựa chọn theo ý thích để làm vật tranh trí cho phòng khách, phòng ngủ, văn phòng hoặc để tặng người thân, bạn bè, làm quà tặng lưu niệm,...
Xem thêm các bài viết khác:
+
Chàng trai 9X-cha đẻ của dòng tranh gạo
+
Trang trí phòng khách bằng tranh gạo độc đáo
+
Cách sắp xếp phòng khách và phòng ngủ hợp phong thủy
+
Tranh nghệ thuật bằng gạo- nét độc đáo của người việt Nam